Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

qua-trinh-nieng-rang

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện và khắc phục các khuyết điểm của hàm răng, mang lại hàm răng mới đều đẹp, khỏe mạnh. Thay vì lo lắng niềng răng có đau không, có lâu hơn thì việc tìm hiểu kỹ càng về quá trình niềng răng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Từ đó tìm ra cách khắc phục tình trạng đau, ê răng hiệu quả nhất.

Đọc thêm: Niềng răng Invisalign có tốt không? 

Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất thì quá trình niềng răng đóng vai trò rất quan trọng. Thông thường, quá trình niềng răng diễn ra gồm 5 bước. Các bước niềng răng đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn Y khoa.

Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang 

Bước đầu tiên trong quá trình niềng răng đó là thăm khám và chụp phim X-quang. Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát cho bệnh nhân. Từ đó xác định được vấn đề răng miệng cần điều trị và cải thiện. Ngoài ra, tùy vào mục đích thăm khám mà các bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chụp phim nhằm giúp việc thu thập dữ liệu tình trạng răng, xương hàm đạt kết quả chuẩn xác hơn. Một số kỹ thuật chụp phim cần thực hiện trước khi niềng như:

– Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt.

– Chụp phim Cephalo và Pano xem toàn cảnh các răng, xương hàm.

– Chụp thêm PA nếu có bất đối xứng theo chiều ngang.

– Chụp phim quanh chóp khi cần khảo sát tình trạng răng nhất định, chụp CBCT khảo sát. những cấu trúc và răng mọc bất thường như răng dư và răng ngầm.

qua-trinh-nieng-rang
Chụp phim X-quang trước khi niềng

Bước 2: Tư vấn, lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Sau quá trình thăm khám và xem xét kỹ càng dữ liệu từ các phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp niềng phù hợp và chi phí kèm theo. Một số kỹ thuật niềng răng phổ biến như: niềng mắc cài (kim loại, sứ, pha lê), niềng răng trong suốt (Invisalign,…). 

Khi bệnh nhân đã lựa chọn được phương pháp niềng cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị chi tiết và trao đổi kỹ càng với bệnh nhân. Khi nhận được sự đồng ý của bệnh nhân về phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chuẩn bị thiết kế mắc cài hoặc khay niềng. Với trường hợp hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng

Sau 1 tuần chuẩn bị và thiết kế mắc cài, khay niềng. Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến phòng khám để tiến hành gắn khí cụ niềng răng. Khí cụ có thể là: dây cung, mắc cài, dây thun, band, khay niềng trong suốt,…. 

Khi bước gắn khí cụ niềng kết thúc, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám và dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau niềng.

qua-trinh-nieng-rang
Bác sĩ tiến hành gắn khí cụ niềng răng cho bệnh nhân

Bước 4: Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ là bước vô cùng quan trọng trong quá trình niềng răng. Bạn cần đến khám răng định kỳ đúng lịch để đảm bảo hiệu quả niềng răng được tốt nhất. Bên cạnh đó, việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình hình dịch chuyển của răng, khớp cắn và sớm phát hiện những sai lệch để có hướng giải quyết kịp thời.

Thông thường, lịch tái khám sẽ là 1 lần/tháng đối với niềng răng mắc cài. Còn với niềng răng khay trong suốt thì trung bình 1-2 tháng 1 lần.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Khi đạt được hiệu quả chỉnh nha hoàn hảo: răng đều, về đúng vị trí, các răng lồng múi với nhau, khớp cắn chuẩn sinh lý và gương mặt cân đối,… Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và đeo hàm duy trì cho người bệnh. Việc đeo hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí cố định và không làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Thông thường, bạn sẽ đeo hàm duy trì liên tục trong 2 năm liên tiếp. Mỗi ngày sẽ đeo từ 18 – 20 tiếng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

qua-trinh-nieng-rang
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Ngoài ra, sau khi tháo niềng, bạn có thể thực hiện các phương pháp thẩm mỹ răng khác như: tẩy trắng, dán sứ, bọc sứ,….

Một số điều cần lưu ý sau quá trình niềng răng

Để duy trì kết quả sau niềng răng được lâu dài và giữ cho sức khỏe răng miệng được tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Tái khám sau quá trình niềng răng theo yêu cầu của bác sĩ

Tái khám định kỳ sau khi niềng sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng dịch chuyển của răng. Từ đó có hướng điều chỉnh đúng và phù hợp nhằm đảm bảo thời gian niềng diễn ra đúng theo phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, tái khám định kỳ đúng lịch còn giúp bác sĩ sớm phát hiện những sai lệch để có hướng điều trị, khắc phục kịp thời.

Sử dụng hàm duy trì sau quá trình niềng răng

Đeo hàm duy trì đúng và đủ thời gian quy định để định hình kết quả niềng răng, đồng thời đảm bảo kết quả được giữ vững ổn định.

Chú ý trong chế độ ăn uống sau quá trình niềng răng

Sau khi tháo niềng, răng vẫn còn đau nhức, vì thế bạn nên tránh ăn đồ dai, cứng. Thay vào đó, hãy sử dụng các thức ăn mềm như cháo, soup, sữa, đồ luộc, hầm… để răng thích nghi dần dần.

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng kỹ càng

Có thể nói, đây là bước cực kỳ quan trọng sau khi tháo niềng. Bởi nếu chăm sóc, vệ sinh răng không đúng cách và cẩn thận, sức khỏe răng miệng sẽ yếu dần đi. Các vấn đề như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu, ê buốt răng,… sẽ xuất hiện và khó khắc phục. Do đó, hãy đảm bảo chăm sóc răng miệng kỹ càng sau khi tháo niềng bằng cách:

– Đánh răng 2 lần sáng – tối mỗi ngày.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng ngay sau khi ăn xong.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có ga,….

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đã biết một quy trình niềng răng diễn ra như thế nào. Nếu đang có mong muốn niềng răng, hãy đến nha khoa Thẩm mỹ Queen Smile để các bác sĩ thăm khám, tư vấn và giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp như ý nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status