BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

 

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có thể đây chính là vấn đề làm cho các khách hàng hoang mang, lo sợ nhất. Khi nhắc đến lấy tủy mỗi người đều nghĩ ngay đến việc đau. Và sợ răng yếu đi, không được bền chắc như xưa.

Hãy cùng xem bác sĩ tại Queen Smile giải đáp các thắc mắc này nhé.

 

Tuỷ răng là gì? Vai trò của tuỷ răng đối với răng.

Để biết được bọc răng sứ có phải lấy tủy răng hay không. Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng như thế nào?

Tuỳ răng là phần trung tâm của răng, và là một mô sống. Vì nó chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần là: Tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.

Tủy là nguồn dưỡng chất quan trọng của răng. Khi răng bị lấy tủy, phần mô răng sẽ rất yếu, giòn và dễ vỡ, dễ nứt. Trong trường hợp răng bị tổn thương, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ. Để tăng độ bền và chắc khỏe cho hàm răng.

 

Bọc răng sứ có phải lấy tuỷ không?

Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng cần lấy tủy khi bọc răng sứ. Việc này chỉ được tiến hành trong những tình huống tủy bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Theo đúng quy trình, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng miệng. Sau đó nếu phát hiện có bệnh lý thì sẽ điều trị triệt để. Trước khi làm răng sứ. Đối với những tủy răng bị viêm, tổn hại. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tủy, lấy hết tủy hư ra ngoài. Để phòng tránh tình trạng bọc răng sứ xong rồi bị đau.

Nếu không thật sự cần thiết thì bác sĩ sẽ không chỉ định lấy tủy răng vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không khỏe và chắc chắn như trước. Răng còn tủy giống như một cây xanh đang sống. Còn răng lấy tủy giống như một thân cây không còn nguồn sống. Theo thời gian, càng về lâu dài, bạn sẽ nhận ra sự khác nhau rõ rệt.

Càng về sau, độ bền của răng đã lấy tủy càng yếu đi. Răng càng giòn và dễ mẻ, vỡ …thậm chí là gãy ngang răng.

Vì thế, trước khi quyết định có lấy tủy hay không? Bạn cần cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị nha khoa phổ biến và không cần lấy tủy

  • Răng bị sâu nhẹ, không đau nhức
  • Phục hình mão, cầu răng cho những răng sâu. Răng mẻ vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy
  • Phục hình thẩm mỹ răng: Răng bị nhiễm màu tetracycline, răng sậm màu, răng thưa. Mà không cần chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm) nhiều.

 

Những trường hợp bắt buộc lấy tủy để bọc răng sứ.

Để đảm bảo cấu trúc răng thật được hoàn chỉnh. Các bác sĩ thực hiện bọc răng sứ sẽ hạn chế tối đa việc lấy tủy răng. Chỉ lấy tủy răng trong những trường hợp sau:

  • Sâu răng nghiêm trọng dẫn đến viêm tủy: Tình trạng sâu răng nếu không điều trị kịp thời thì lâu dần sẽ ăn mòn men răng và ngà răng. Tấn công vào tủy gây viêm tủy. Khi đó, răng sẽ bị đau nhức dữ dội, rụng răng. Thậm chí còn tác động đến các răng bên cạnh nên cần triệt tủy răng sớm.Thực hiện bọc răng sứ trong trường hợp này sẽ giúp phục hồi chức năng ăn nhai. Và bảo vệ được các răng thật yếu bên trong. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn cho người dùng.
  • Răng bị chấn thương nặng: Trong trường hợp răng bị va đập mạnh hoặc gặp tai nạn bất ngờ. Làm vỡ mảng lớn trên răng. Điều này khiến phần ngà răng bị mất, không thể “che chắn” cho tủy răng. Gây ra cảm giác đau đớn khi ăn nhai. Khi đó, nếu muốn bọc răng sứ thì buộc bạn phải điều trị tủy trước.

 

Một vài lưu ý với trường hợp lấy tủy răng khi bọc sứ

Bọc răng sứ dù lấy tủy hay không bạn cũng cần lựa chọn cho mình một trung tâm nha khoa uy tín. Đội ngũ bác sĩ giỏi và có trang thiết bị hiện đại, để thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Công nghệ hiện đại giúp cho quy trình bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng. Không ê buốt quá nhiều. Thao tác mài răng nhẹ nhàng, giúp rút ngắn thời gian bọc sứ tối đa. 

Bọc răng sứ giúp bảo vệ cho cùi răng thật. Nhưng sau khi lấy tủy thì độ cứng của răng sẽ kém đi. Vì vậy bạn cần chú ý tới việc ăn nhai, chọn các loại thực phẩm có độ cứng vừa phải. Để tránh tác động quá mạnh tới răng. 

Tóm lại, bọc sứ là phương pháp giúp bọc một mão sứ lên răng thật. Để tránh những tác động có hại cho răng. Bảo vệ thân răng bên trong và duy trì chức năng ăn nhai như bình thường. Trường hợp tủy đã bị viêm mà không điều trị sớm sẽ dẫn tới hoạt tử bên trong. Gây ra đau nhức kéo dài. Vì vậy trường hợp tủy đã bị viêm thì tốt nhất nên điều trị lấy tủy trước. Rồi tiến hành bọc sứ để bảo vệ răng nhé. 

 

Mọi thắc mắc về việc bọc sứ cũng như chữa tủy trước khi bọc sứ. Bạn có thể liên hệ với Nha khoa Queen Smile. Hoặc tới trực tiếp Nha khoa Queen Smile để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status