3 trường hợp tuyệt đối không được niềng răng nếu không muốn rước họa vào thân 

truong-hop-khong-duoc-nieng-rang-do-benh-ly

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến giúp bạn có 1 nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và cuối cùng là nhai tốt, ít gặp bệnh răng miện. Tuy nhiên, có những trường hợp nếu áp dụng biện pháp niềng răng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng đấy.

1. Mắc bệnh nha chu quá nặng 

Bệnh nha chu là loại bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu, mô nâng đỡ của răng.

Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ phát triển ổn định trong xương ổ răng, dây chằng và nướu (lợi). Tổ chức này giúp răng giữ chắc trong xương hàm và bảo vệ răng trước các tác động bên ngoài cũng như tác động của vi khuẩn. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt và dần trở nên yếu đi, có xu hướng bị tụt lợi, tiêu xương răng.

Cần nhấn mạnh rằng, niềng răng mắc cài là 1 kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng mắc cài, dây cung cũng như kết hợp lực điều chỉnh từ nha sĩ trong 1 thời gian giúp răng di chuyển vào đúng vị trí đúng.

Vì thế, việc thăm khám và chắc chắn về độ chắc của răng là 1 trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ thành công của từng ca niềng răng. Và rõ ràng, khi phần xương răng bị tiêu, lợi không còn nơi để bám víu thì thật khó để có thể áp dụng phương pháp niềng răng được nữa. Nếu răng không đủ tiêu chuẩn, việc niềng răng sẽ không thể thực hiện hiệu quả được.

các trường hợp không nên niềng răng
Bệnh nha chu là loại bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu, mô nâng đỡ của răng. 

2. Không được niềng răng bạn sử dụng răng giả, bọc răng sứ 

Niềng răng mắc cài là ta phải gắn mắc cài (khí cụ) lên trên bề mặt răng để tạo lực làm răng di chuyển.

Bọc răng sứ có niềng răng được không là thắc mắc của không ít bạn. Nhưng tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng và có trường hợp thì không niềng được.

Tuy nhiên theo bác sỹ nha khoa, do răng sứ, răng giả đã được tạo 1 độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng sẽ khó có thể thực hiện được.

bọc răng sứ có niềng răng được không
tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng và có trường hợp thì không niềng được

Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý nữa rằng, không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, 1 phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng sứ. Do đó, nếu phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, không thể di chuyển theo dự định của bác sĩ.

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chỉnh nha cho người bệnh. Bên cạnh đó, cùi răng thật có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng, khiến bạn cảm giác khó chịu.

 3. Trường hợp mắc bệnh lý toàn thân

Cũng giống như nhổ răng, có những đối tượng dù muốn cũng không thể thực hiện phương pháp niềng răng được. Đó là những người mắc 1 số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu…

Đối vớ những người mắc bệnh tiểu đường hay ung thư, khả năng chống lây nhiễm rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo nên những vết thương khó liền, rất dẽ gây nhiềm trùng nặng. Bởi vậy, bạn không nên niềng răng trong trường hợp này.

>>> Niềng răng – Cô gái 15 tuổi suýt chết vì bệnh nhiễm khuẩn

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động kinh cũng chống chỉ định với phương pháp chỉnh nha. Bởi sự căng thẳng, đau đớn trong quá trình thực hiện niềng răng có thể gây ra chứng khó thở, tim đập nhanh, suy tim.. hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất cứ lúc nào.

không được niềng răng nếu bị các bệnh như động kinh, tim mạch nặng
Những người mắc 1 số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu…  thì không nên niềng răng

Bởi vậy mà việc thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Khi khám, bạn cũng cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm nhiều hơn những thông tin bổ ích về niềng răng TẠI ĐÂY


Xem thêm: 

  1.  7 quan niệm sai lầm về chỉnh nha bạn phải biết
  2. Top 4 công nghệ niềng răng mới nhất – chất lượng nhất 2018

  3. Ưu nhược điểm của các biện pháp niềng răng có thể bạn không biết


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status