Chỉnh nha là một phương pháp chỉnh sửa những sai lệch về răng nhằm lấy lại tỷ lệ khuôn mặt và nụ cười đẹp cho mỗi người. Phương pháp chỉnh nha hay còn gọi là niềng răng đang dần là những phương pháp nha khoa thẩm mỹ quen thuộc ngày nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chỉnh nha. Nhiều người có suy nghĩ thiếu chính xác về chỉnh nha dẫn đến hậu quả đáng tiếc cả về sức khỏe và ngoại hình. Hãy xem liệu bạn có quan điểm nào trùng với những sai lầm mà chúng tôi cung cấp dưới đây không nhé:
>> Hiểu rõ hơn về chỉnh nha tại: Niềng răng là gì và những sự thật ai cũng phải biết
Nội dung
- 1 Quan niệm sai lầm 1 – Chỉnh nha chỉ dành cho trẻ em
- 2 Quan niệm sai lầm 2 – Nắn chỉnh răng chỉ để làm đẹp
- 3 Quan niệm sai lầm 3 – Nắn chỉnh răng rất đau
- 4 Quan niệm sai lầm 4 – Tăng lực kéo mạnh hơn để rút ngắn thời gian điều trị
- 5 Quan niệm sai lầm 5 – Trong khi nắn chỉnh răng, nụ cười của bạn rất xấu
- 6 Quan niệm sai lầm 6 – Sau khi chỉnh răng hàm răng sẽ đẹp mãi mãi mà không phải chăm sóc gì
- 7 Quan niệm sai lầm 7 – Bác sĩ chỉnh nha và nha sĩ đều giống nhau
Quan niệm sai lầm 1 – Chỉnh nha chỉ dành cho trẻ em
Sự thật là:
Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, tại Mỹ khoảng 20% số người nắn chỉnh răng là trên 18 tuổi, và một số thống kê khác đưa ra con số đó cao hơn nhiều. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân chỉnh nha người lớn tiếp tục tăng lên mỗi năm. Có thể chỉnh nha ở bất kỳ độ tuổi nào nếu tổ chức nha chu còn tốt.
Nếu không có gì bất thường thì độ tuổi từ 11-13 tuổi là độ tuổi nắn chỉnh răng tốt nhất, vì lúc này đang là đỉnh của sự tăng trưởng, đã thay hết bộ răng sữa và lúc này trẻ cũng đã ý thức được công việc cần phải làm để hợp tác với bác sĩ tốt nhất. Nắn chỉnh răng ở thời điểm này cũng ít ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
Quan niệm sai lầm 2 – Nắn chỉnh răng chỉ để làm đẹp
Sự thật là:
Đúng là hàm răng đều đặn đem lại thẩm mỹ và sự tự tin cho bạn nhưng đối với các bác sĩ chỉnh nha mục tiêu quan trọng nhất khi chỉnh răng là đạt được khớp cắn đúng và khỏe mạnh. Hàm răng chắc khỏe giúp ăn nhai tốt hơn, hạn chế các bệnh về răng miệng như sâu răng, cao răng, tụt lợi, tiêu xương, tránh được các bệnh về khớp thái dương hàm,…
Quan niệm sai lầm 3 – Nắn chỉnh răng rất đau
Sự thật là:
Nếu có thì là cảm giác khó chịu trong thời gian đầu khi gắn mắc cài, cảm giác này sẽ mất đi từ từ hết đi sau 1-2 tuần. Trong một số trường hợp bệnh nhận bị đau miệng khi gắn mắc cài do niêm mạc chưa thích ứng với mắc cài, theo thời gian hiện tượng này sẽ giảm dần. Chỉnh nha sẽ không đau nếu được dùng những khí cụ tốt, và thực hiện đúng kĩ thuật, lực kéo hợp lý. Thực tế là việc nắn chỉnh răng được thực hiện trên khắp thế giới và trên đối tượng chủ yếu là trẻ em nên được tính toán rất cẩn thận để đem lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
>> Đọc thêm: Top 4 công nghệ niềng răng mới nhất – chất lượng nhất 2018
Quan niệm sai lầm 4 – Tăng lực kéo mạnh hơn để rút ngắn thời gian điều trị
Sự thật là:
Lực kéo đúng là yếu tố quan trọng nhất trong chỉnh răng. Nếu lực kéo quá mạnh không những gây đau đớn cho bệnh nhân mà còn làm làm chậm quá trình điều trị, tiêu xương chân răng. Hiện nay đã có nhiều phương pháp mới để đẩy nhanh tốc độ chỉnh nha như dùng vi xung, sóng cận hồng ngoại, phẫu thuật kích thích tái cấu trúc xương ổ răng… Bạn cũng có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng cách đến khám đúng lịch hẹn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ đạt kết quả nhanh chóng nhất.
Quan niệm sai lầm 5 – Trong khi nắn chỉnh răng, nụ cười của bạn rất xấu
Sự thật là:
Thời gian đầu có thể bạn chưa quen cười với hàm răng gắn mắc cài. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rất phấn khích khi nhận ra răng dần di chuyển và nụ cười đẹp lên mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng mắc cài sứ thay cho mắc cài kim loại để bớt bị lộ hơn. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ còn yêu thích hàm răng mắc cài vì sự cá tính và độc đáo nữa.
Quan niệm sai lầm 6 – Sau khi chỉnh răng hàm răng sẽ đẹp mãi mãi mà không phải chăm sóc gì
Sự thật là:
Hiện tượng tái phát có thể xảy ra sau khi bạn tháo mắc cài. Để giữ được hàm răng ổn định bạn cần đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Rất nhiều trường hợp vì nôn nóng bỏ hàm duy trì mà răng không thể khít vào nhau như mong muốn. Hơn nữa, bạn vẫn nên khám răng định kỳ để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.
Quan niệm sai lầm 7 – Bác sĩ chỉnh nha và nha sĩ đều giống nhau
Sự thật là:
Cả Nha sĩ (dentist) và Bác sĩ chỉnh nha (orthodontist) đều học về nha khoa tổng quát, nhưng chỉnh nha là một lĩnh vực chuyên sâu của nha khoa. Bác sĩ chỉnh nha phải học thêm 2-3 năm sau khi học nha khoa đại cương. Họ phải nghiên cứu sự phức tạp của việc di chuyển răng, chỉnh khớp cắn và phải thực hành rất nhiều. Chỉnh răng chủ yếu trên đối tượng trẻ em nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm và khớp cắn về lâu dài
>> Tìm hiểu về đội ngũ bác sĩ đầu ngành của chúng tôi tại: Nha khoa thẩm mỹ Queen Smile