Niềng răng mắc cài là gì? Các loại niềng răng mắc cài hiện nay

nieng-rang-mac-cai

Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả cao và được nhiều người chuộng. Vậy niềng răng mắc cài là gì? Hiện nay có những loại niềng mắc cài nào thông dụng? Cùng Nha khoa Thẩm mỹ Queen Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

> Đọc thêm: Niềng răng thẩm mỹ – Giải pháp cho hàm răng đẹp như ý

Niềng răng mắc cài là gì?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha giúp phục hình răng khuyết điểm như hô, thưa, móm, khấp khểnh,…. được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp dịch chuyển răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Niềng răng mắc cài có thể điều trị cho cả răng khuyết điểm mức độ nặng và nhẹ.

Các loại niềng răng mắc cài hiện nay

Mỗi loại niềng răng mắc cài khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Có 3 cách để phân loại niềng bằng mắc cài, đó là: theo hình thức, chất liệu và cấu tạo, tính năng.

Phân loại theo hình thức

Mắc cài mặt ngoài

Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Mắc cài và dây cung sẽ được gắn vào mặt của hàm răng. Vì vậy, khi cười, nói thì sẽ để lộ mắc cài gây mất thẩm mỹ.

nieng-rang-mac-cai
Mắc cài mặt ngoài

*Ưu điểm:

– Vệ sinh răng miệng và mắc cài khá thuận lợi, dễ dàng.
– Chi phí niềng hợp lý, rẻ hơn so với mắc cài mặt trong.

*Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ không cao, dễ bị lộ khi giao tiếp khiến người niềng cảm thấy tự ti.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Mắc cài mặt trong (hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi) ít được sử dụng hơn mắc cài mặt ngoài. Mắc cài mặt trong có mắc cài và dây cung được gắn vào mặt trong răng (phía gần lưỡi). Nhằm giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

nieng-rang-mac-cai
Mắc cài mặt trong

*Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ được tối ưu. Vì gắn mặt trong của răng nên người đeo niềng có thể tự tin cười và giao tiếp mà không lo bị lộ mắc cài.

*Nhược điểm:

– Kỹ thuật niềng mắc cài mặt trong khá phức tạp, yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm.

– Khó khăn trong việc vệ sinh, dễ gây ra một số bệnh lý răng miệng do thức ăn bị giắt vào.

– Ảnh hưởng đến khả năng phát âm khi giao tiếp.

Phân loại niềng răng mắc cài theo chất liệu

Nếu phân loại theo chất liệu thì có 3 loại niềng mắc cài, đó là: mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài pha lê. Tuy nhiên, mắc cài kim loại và mắc cài sứ hiện đang là 2 loại niềng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Mắc cài kim loại

Là loại mắc cài được làm bằng chất liệu thép không gỉ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Niềng răng bằng mắc cài kim loại có hệ thống mắc cài vững chắc giúp dịch chuyển răng hiệu quả và nhanh chóng.

nieng-rang-mac-cai
Mắc cài kim loại

*Ưu điểm:

– Chi phí thấp nhất so với các phương pháp niềng răng. Phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.

– Hệ thống mắc cài có lực kéo ổn định, vững chắc giúp tăng hiệu quả niềng răng.

*Nhược điểm:

– Màu sắc của kim loại gây mất thẩm mỹ.

– Thiết kế cồng kềnh, lực ma sát giữa mắc cài và dây cung lớn nên gây vướng víu, đau nhức cho môi và nướu. Đồng thời khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn.

– Chất liệu kim loại có thể gây kích ứng cho nướu, môi và má. Do đó, những người dị ứng kim loại không sử dụng được phương pháp này.

Mắc cài sứ

Đây là loại niềng được làm bằng chất liệu sứ và hợp kim cao cấp trong nha khoa. Mắc cài sứ thiết kế nhỏ gọn, màu sắc mắc cài và dây cung tương tự màu răng thật nên cho tính thẩm cao.

nieng-rang-mac-cai
Mắc cài sứ

*Ưu điểm:

– Mang đến tính thẩm mỹ cao cho hàm răng và gương mặt. Bởi mắc cài sứ có màu sắc giống với răng thật nên khó phát hiện.

– Có khả năng chịu lực tốt.

– Mắc cài sứ thiết kế các góc cạnh trơn láng giúp giảm cảm giác vướng víu. Hạn chế tối đa tổn thương cho nướu và môi.

– An toàn tuyệt đối, không gây kích ứng cho cơ thể.

*Nhược điểm:

– Chi phí niềng tương đối cao.

– Thời gian điều trị bị kéo dài lâu hơn so với mắc cài kim loại.

– Không áp dụng điều trị được cho trường hợp hàm răng bị khớp cắn ngược.

Niềng răng mắc cài theo cấu tạo và tính năng

nieng-rang-mac-cai
Mắc cài thường và mắc cài tự buộc

Niềng mắc cài thường

Là loại niềng sử dụng dây thun để cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Vì không có độ đàn hồi cố định nên theo thời gian dây thun dễ bị bung tuột. Từ đó gây ma sát làm đau răng và ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.

*Ưu điểm:

– Chi phí rẻ hơn niềng mắc cài tự động.

– Được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng.

* Nhược điểm:

– Thời gian niềng răng có thể bị kéo dài nếu dây thun bị bung tuột nhiều.

– Phải thăm khám tại trung tâm nha khoa thường xuyên nếu dây thun bị bung tuột.

– Gây đau nhức, khó chịu vì lực ma sát tác động lên răng lớn.

– Dây thun có nhiều màu sắc làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc có thiết kế tương tự như mắc cài thường. Chỉ có một điểm khác là không sử dụng dây thun để cố định dây cung mà thay vào đó là hệ thống mắc cài với thiết kế nắp đóng mở tự động. Do đó, hệ thống mắc cài luôn chắc chắn, đảm bảo sự dịch chuyển của răng luôn ổn định, hiệu quả.

*Ưu điểm:

– Tạo cảm giác thoải mái cho người dùng khi đeo niềng.

– Không bị đau nhức, khó chịu, vướng víu như mắc cài tự buộc.

– Tiết kiệm được thời gian tái/thăm khám định kỳ.

– Mang lại hiệu quả chỉnh nha, kéo răng tốt.

*Nhược điểm:

– Chi phí cao hơn so với mắc cài tự buộc.

– Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và gương mặt vì thiết kế khá cồng kềnh, phức tạp.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status