Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào?

giai-doan-xau-nhat-khi-nieng-rang

Niềng răng giúp hàm răng trở nên đều đẹp, chuẩn khớp cắn và cho bạn nụ cười tự tin, tỏa sáng hơn. Tuy nhiên, để có hàm răng đẹp sau niềng thì chúng ta phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy niềng răng gồm có mấy giai đoạn? Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào? Tìm hiểu ngay cùng Queen Smile nhé!

> Đọc thêm: Niềng răng bị hóp má, hóp thái dương là do đâu?

05 giai đoạn trong quá trình niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp điều chỉnh và cải thiện tình trạng răng hô, thưa, móm, lệch khớp cắn, răng khấp khểnh,… được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách gắn các khí cụ niềng răng chuyên dụng lên răng, sau đó dịch chuyển răng dần về vị trí đúng trên cung hàm. Thông thường, quá trình niềng răng sẽ diễn ra theo 05 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thăm khám, tư vấn, lên phác đồ điều trị & tiền chỉnh nha

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát và tiến hành chụp X-Quang cho bệnh nhân. Sau đó, tư vấn phương pháp niềng phù hợp và lên phác đồ điều trị cụ thể.

nho-rang-khon-bao-lau-thi-lanh
Bác sĩ khám tổng quát, tư vấn và thực hiện tiền chỉnh nha

Khi nhận được sự đồng ý từ bệnh nhân, bác sĩ sẽ giãn dây chằng quanh răng bằng việc gắn trực tiếp lên răng mắc cài và dây cung có độ đàn hồi. Sau đó, để tạo điểm tựa nhằm tạo ra lực kéo răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ gắn khâu niềng vào giữa kẽ răng hàm số 6 và số 7. Nếu khoảng cách giữa hai răng hàm này của bạn sát khít nhau thì sẽ được đặt thun tách kẽ.

Giai đoạn 2: Dàn đều răng

Bạn chính thức bước vào giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng kéo chỉnh răng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ thay các mắc cài trước đây bằng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn để xoay trục răng và làm phẳng đều cung răng. Thời gian dàn đều răng sẽ mất khoảng 2 – 4 tháng. Việc dịch chuyển trục răng sẽ rất khó thấy bằng mắt thường. Một số trường hợp không có chỗ cho răng về đúng cung hàm, bạn sẽ được bác sĩ đề nghị nhổ hoặc cắt kẽ răng tùy vào tình trạng răng hàm của bạn.

giai-doan-xau-nhat-khi-nieng-rang
Giai đoạn dàn đều răng

Giai đoạn 3: Đóng khoảng 

Có thể nói, đây có lẽ là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Bởi giai đoạn này, bác sĩ sẽ kéo răng nanh và răng cửa để lấp khoảng khe thưa bị mất nhờ vào cơ chế trượt dây cung. Nếu kỹ thuật tay nghề bác sĩ không tốt thì sẽ có thể làm chân răng bật ra khỏi xương hàm. Do đó, giai đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ năng chuyên môn cao. Mặt khác nếu bạn không bị nhổ răng thì chỉ cần nắn chỉnh răng lệch lạc và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 4: Chỉnh khớp cắn

Quá trình kéo chỉnh răng về đúng vị trí kéo theo sự lệch lạc nhẹ về khớp cắn. Vì vậy, trong quá trình niềng răng, sẽ có giai đoạn chỉnh khớp cắn. Bác sĩ sẽ chỉnh khớp cắn của cả hai hàm trên và dưới sao cho chuẩn giúp lực nhai phân bố đều hơn. Có thể nói, niềng răng không chỉ giúp chỉnh nha mà còn giúp sửa xương hàm, khiến khuôn mặt của bạn trở nên cân đối và hài hòa hơn.

giai-doan-xau-nhat-khi-nieng-rang
Giai đoạn đeo chun liên hàm và chỉnh khớp cắn

Giai đoạn 5: Cố định và tháo niềng răng

Đây có lẽ là giai đoạn mà ai ai cũng mong đợi. Trong một khoảng thời gian dài gắn bó và trải qua 4 giai đoạn đeo niềng vất vả, bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ các dây cung, mắc cài hoặc khay hàm ra khỏi hàm răng của bạn. Sau đó, răng của bạn sẽ được vệ sinh kỹ càng và đánh bóng. Nếu bạn gặp các bệnh lý về răng miệng sau niềng như sâu răng, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chữa trị cho bạn.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là bước cuối cùng trong quá trình niềng răng. Sau niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất từ 1 – 2 năm để răng cố định, không bị dịch chuyển. Bởi lúc mới tháo niềng, chân răng vẫn còn yếu và có khả năng dịch chuyển nhanh. Do đó, đeo hàm duy trì thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn duy trì được kết quả niềng răng đẹp lâu dài.

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Nói về giai đoạn xấu nhất khi niềng răng thì có lẽ đó là 3 tháng đầu tiên kể từ lúc đeo niềng và giai đoạn đóng khoảng.

– 03 tháng đều tiên mới niềng, các răng vẫn còn lộn xộn, khấp khểnh lại thêm mắc cài kênh cộm, vướng víu. Điều này không thể tránh khỏi việc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và nhiều vấn đề khác như tình trạng đau nhức, hóp má, thậm chí là hóp thái dương khi niềng răng,… Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện tạm thời khi bạn chưa quen với mắc cài trên răng mà thôi. Vì chưa quen nên bạn có thể cảm thấy khá khó chịu, tâm trạng không ổn định, khuôn mặt trở nên thiếu sức sống khiến bạn không muốn ăn uống, dẫn đến sa sút cân nặng.

– Giai đoạn đóng khoảng răng có nhiều sự thay đổi và dịch chuyển, do đó, gương mặt của bạn sẽ bị thay đổi theo.

Một số cách khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tránh bị sụt cân, hóp má… Ăn đồ ăn mềm, dễ nhai, hạn chế ăn đồ dai, cứng để tránh đau nhức và rớt mắc cài.

– Để giảm cọ xát mắc cài vào nướu, môi thì bạn có thể bôi sáp nha khoa vào các cạnh sắc nhọn của mắc cài, từ đó sẽ hạn chế được những tổn thương do mắc cài gây ra.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của Bác sĩ để tránh mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…

– Giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng khiến bản thân bị stress, mất ngủ vì giai đoạn xấu nhất khi niềng răng này cũng nhanh chóng qua thôi.

giai-doan-xau-nhat-khi-nieng-rang
Niềng răng giúp bạn sở hữu một nụ cười đẹp

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin hơn về các giai đoạn niềng răng. Nếu đang lo lắng trong quá trình niềng răng bị xấu, thì bạn hãy bỏ nó qua một bên và đến Queen Smile niềng răng thay đổi nụ cười ngay nhé! Vì giai đoạn xấu nhất khi niềng chỉ có 3 tháng nhưng chúng ta lại được sở hữu hàm răng đẹp cả đời.

Liên hệ ngay đến Hotline 024 66635882 để đặt lịch khám và tư vấn nhanh chóng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status