Nội dung
Ưu nhược điểm của niềng răng
Để trả lời cho câu hỏi ”có nên niềng răng không”, đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm mà niềng răng mang lại nhé!
Ưu điểm:
– Niềng răng giúp khắc phục hoàn toàn các nhược điểm như răng hô, móm, vẩu.v.v. dù là tình trạng nặng hay nhẹ
– Giúp bảo tồn răng thật và không gây tổn hại đến tủy răng hay men răng
– Có nhiều loại mắc cài khác nhau với những ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên đều mang lại hiệu quả chỉnh nha cao
– Chi phí rẻ hơn nhiều so với các biện pháp thẩm mỹ khác
Nhược điểm:
– Thời gian điều chỉnh cung hàm kéo dài tùy từng trường hợp răng và các loại mắc cài. Có trường hợp có thể kéo dài 2-3 năm
– Một số loại mắc cài gây mất thẩm mỹ trong quá trình niềng răng như mắc cài kim loại
– Có thể xuất hiện tình trạng đau nhức răng trong thời gian đầu niềng răng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm bởi cảm giác đau khó chịu này sẽ hoàn toàn biến mất trong một thời gian ngắn
– Không khắc phục được các tình trạng răng sứt, mẻ, gãy vì mắc cài chỉ giúp răng di chuyển về đúng vị trí
– Không khắc phục được tình trạng răng xỉn màu. Như đã nói ở trên, niềng răng chỉ giúp răng di chuyển về đúng vị trí, bởi vậy hoàn toàn không giúp ích trong việc khắc phục tình trạng răng xỉn màu. Chưa kể, nếu trong quá trình niềng răng bạn không chú ý việc vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến tình trạng xỉn màu trở nên nặng nề hơn.
Tuy nhiên, những ưu, nhược điểm của niềng răng còn phụ thuộc vào các loại mắc cài mà bạn lưa chọn.
>>> Xem ngay: Ưu nhược điểm của các loại mắc cài mà ai cũng phải biết
Vậy có nên niềng răng không?
Với những ưu điểm và nhược điểm của niềng răng đã nêu ở trên, chắc hẳn chúng ta vẫn còn có những lo ngại xung quanh câu chuyện niềng răng. Trên thực tế, có nên niềng răng hay không thì câu trả lời sẽ là CÓ. Bởi, niềng răng không chỉ khắc phục được những nhược điểm của hàm răng, mang lại nụ cười tự tin mà niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích khác. Niềng răng giúp nắn chỉnh cung hàm, thay đổi khuôn mặt theo hướng tích cực hay khắc phục chức năng ăn nhai và đặc biệt, còn có thể giúp ngăn ngừa và khắc phục các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng. Có những trường hợp, nếu niềng răng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như mất răng, viêm nướu. Trong một số trường hợp còn thể dẫn đến trường hợp khó thở, tim đập nhanh có thể dẫn tới tử vong.
>>> Tham khảo ngay: 3 trường hợp tuyệt đối không được niềng răng nếu không muốn rước họa vào thân
Các trường hợp bắt buộc phải niềng răng
Trường hợp răng bị hô
Răng hô, hay còn gọi là răng vẩu, khi ngậm miệng, phần môi trên không bao phủ hết phần răng. Răng hàm trên và hàm dưới không cắn khít nhau ở vị trí trung tâm. Đặc biệt, khi cười phần răng cửa phía trên chìa ra so với răng cửa hàm dưới.
Ngoài việc gây nên mất thẩm mỹ, một hàm răng hô với khớp cắn không khít còn gây nên khó khăn trong việc ăn uống cũng như giao tiếp. Tình trạng răng này còn ảnh hưởng tới khả năng phát âm, đặc biệt là ngoại ngữ.
Trường hợp răng móm
Răng móm là trường hợp khớp cắn ngược vào trong do tiến triển quá nhanh của xương hàm dưới. Khi ngậm miệng lại, xương hàm dưới đưa ra phía trước, răng hàm phủ ngoài hoặc đối đầu với răng hàm trên.
Cũng giống như tình trạng răng hô, răng móm gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Ngoài ra, móm còn gây lệch khớp cắn, làm giảm sút khả năng nhai.
Răng bị thưa và thiếu răng bẩm sinh
Không phải ai sinh ra cũng đều sở hữu một hàm răng đều và đủ. Có những trường hợp, những chiếc răng trong hàm sẽ bị cách thưa rất xa và còn có tình trạng thiếu răng gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng răng thưa và thiếu răng còn gây nên khó khăn trong việc ăn nhai. Đặc biệt, răng thưa tạo điều kiện cho thực ăn lưu lại trong kẽ răng, nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận có thể gây sâu răng, viêm nướu. Bên cạnh đó, các lỗ hổng giữa các răng cũng gây ảnh hưởng tới việc phát âm, đặc biệt là khi bạn nói ngoại ngữ.
Trường hợp răng khập khểnh, mọc lệch
Răng khấp khểnh, mọc lệch là trường hợp sai khớp cắn, răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, răng có thể trồi lên phía trước hoặc cắn thụt vào.
So với các trường hợp răng trên thì việc răng mọc lệch mang lại nhưng tác hại nhất định như dẫn đến tình trạng căng quai hàm, gây khó khăn trong quá trình nhai và cắn. Thậm chí, răng mọc chen chúc làm bạn dễ cắn vào tổ chức mô mềm ở bên kia hàm hoặc mặt lưỡi gây đau nhức khi nhai.
Kết Luận
Chúng ta đều công nhận rằng, biện pháp niềng răng mang lại nhiều lợi ích, nhất là trong việc khắc phục các tình trạng răng hô, móm hay lệch lạc. Tuy nhiên, kết quả niềng răng còn phụ thuộc nhiều vào các loại mắc cài cũng như tay nghề của bác sĩ. Bởi vậy, các bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn các nha khoa uy tín, tránh trường hợp tiền mất tật mang
LIÊN HỆ NGAY để được được giải đáp MIỄN PHÍ tất cả những thắc mắc nhé!
Có thể bạn quan tâm:
1. Tất tần tật về niềng răng mà AI CŨNG PHẢI BIẾT!
2. Niềng răng có đau không? Chia sẻ từ những người trong cuộc
3. Chia sẻ kinh nghiệm tìm địa chỉ niềng răng uy tín cùng chuyên gia