Bỏ túi cẩm nang ăn uống lúc mới đeo hoặc siết niềng răng (Phần 2)

Bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ

Nếu bạn mới đeo hoặc siết niềng răng thì răng có thể sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong vài ngày đầu. Cơn đau thường biến mất sau vài ngày nhưng bạn cũng cần lựa chọn thực phẩm một cách có ý thức trong thời gian này. Thức ăn cứng hoặc dính có thể làm hỏng niềng răng, gây đau trong những ngày mới đeo hoặc chỉnh niềng răng.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ăn thức ăn khi mới đeo hoặc siết niềng răng. Tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn và cách ăn có thể giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp với niềng răng mới đeo hoặc mới siết một cách dễ dàng.

Phần 2: Thay đổi cách ăn

Thay đổi cách ăn khi niềng răng
Thay đổi cách ăn khi niềng răng giúp bạn thuận tiện hơn trong ăn uống và làm giảm các cơn đau răng

I – Cắt thức ăn thành miếng nhỏ

Bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ
Bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ

Cách ăn là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất có thể gây hỏng mắc cài của niềng năng. Cắn thức ăn theo cách thông thường có thể khiến mắc cài rơi khỏi răng hoặc vỡ ra. Để tránh hiện tượng này, bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Cách này giúp kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn tại bất kỳ thời điểm nào.

  1. Dùng dao cắt rời hạt ngô khỏi lõi. Hạt ngô đủ mềm nên có thể ăn một cách an toàn nhưng việc cắn vào lõi ngô có thể gây đau răng, hỏng niềng răng hoặc đau hàm
  2. Cắt táo thành lát trước khi ăn. Tương tự như ngô, cắn vào lõi quả táo có thể gây đau hoặc hỏng niềng răng
  3. Ngay cả khi ăn thức ăn tốt cho niềng răng thì bạn cũng nên cắt thành miếng nhỏ hơn. Cách này giúp kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi hư hại.

II – Nhai bằng răng hàm

Bạn nên nhai bằng răng hàm để giảm cơn đau ở răng cửa
Bạn nên nhai bằng răng hàm để giảm cơn đau ở răng cửa

Hầu hết chúng ta đều không nghĩ quá nhiều về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ càng nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên nhai bằng răng hàm – thường dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nghiền thức ăn – để giúp giảm cơn đau ở răng cửa.

  1. Khi nhai, bạn nên tránh xé hoặc dứt thức ăn ra bằng răng cửa. Đây cũng là lý do mà ăn thức ăn được cắt nhỏ sẽ có lợi hơn. 
  2. Một cách khác ít gây hại răng hơn đó ra đưa thức ăn vào sâu trong miệng (nhưng không sâu đến cuống họng để tránh bị nghẹn).
  3. Nếu không quen đưa dĩa vào sâu trong miệng và lo rằng có thể cắn trúng dĩa, bạn có thể thử cầm thức ăn bằng tay và nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí có thể nhai bằng răng hàm.

III – Ăn chậm

Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm
Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm

Mặc dù rất đói (đặc biệt là khi răng quá đau khiến bạn không thể ăn trong những ngày đầu mới lắp niềng răng) nhưng việc ăn chậm là rất quan trọng. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn quên mất cách ăn phù hợp (ăn miếng nhỏ, nhai bằng răng hàm) và tăng nguy cơ cắn trúng hạt hoặc xương. Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm. Nguyên nhân là vì xương và dây chằng hỗ trợ răng trong miệng đã yếu sẵn do chịu tác động của lực giúp chỉnh răng thẳng hàng.

  1. Uống nhiều nước trong khi ăn. Cách này giúp bạn nuốt dễ hơn nếu thức ăn khó nhai. Uống nước cũng giúp rửa sạch cặn thức ăn có thể bám trong niềng răng.

 <Còn nữa>


Xem thêm: 

  1. Bỏ túi cẩm nang ăn uống lúc mới đeo hoặc siết niềng răng (Phần 1)

  2. Whitemax – Tẩy trắng răng công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất 2018

  3. Bí mật của bác sĩ cho răng khỏe mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status