100 kiểu khóc khác nhau của RĂNG?

răng bị tổn thương

Răng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người chúng ta, răng có nhiệm vụ cắn, xé, nghiền nát thức ăn. Và cũng chính vì đặc thù vai trò của răng như thế, nên răng luôn bị những tác động không tốt đến sức khỏe của răng và làm răng phải “khóc” khổ sở trước hàng trăm tổn thương đó. Răng của bạn “khóc” theo kiểu nào?

răng bị tổn thương
răng khóc khi bị hàng trăm tổn thương

Răng khóc vì ăn nhiều loại thực phẩm

Thực phẩm có tính axit sẽ làm hao mòn lớp bảo vệ bên ngoài răng và nó sẽ không bao giờ tái tạo được. Khi mất lớp bảo vệ răng, bạn sẽ luôn cảm thấy răng ê buốt khi ăn đồ nóng và lạnh.

Một số thực phẩm có tính axit có thể ăn mòn men răng nếu dùng thường xuyên là soda, nước cam, rượu vang, nước uống tăng lực… Các nha sĩ cũng khuyên rằng khi uống đồ uống có tính axit, để hạn chế tối đa axit tiếp xúc với răng, bạn nên sử dụng ống hút.

Ngay cả với hoa quả, chúng có lượng axit và lượng đường rất cao nên cực kì có hại cho răng. Vi khuẩn trong miệng sống nhờ đường và chúng thải ra axit gây ra bào mòn.

Hãy ăn hoa quả theo từng thời điểm nhất định để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn. Uống nước và ăn các loại thực phẩm có tính trung hòa như phô mai cũng là một cách để giảm bớt ảnh hưởng xấu của hoa quả đối với răng.

Một số loại thức uống như cà phê, trà đặc, thuốc lá…cũng không tốt cho men răng, làm răng bị xỉn màu, ảnh hưởng tới cấu trúc men răng làm men răng bị yếu dần đi.

 

Răng khóc vì cách vệ sinh răng miệng hằng ngày

1- Đánh răng quá nhiều

Vệ sinh răng miệng hàng ngày trở thành thói quen của hầu hết mọi người. Nhưng việc chăm sóc răng miệng bằng cách đều đặn đánh răng ít nhất 2 lần trong một ngày còn chưa đủ. Ngoài việc chải răng đều, mọi người còn phải chú ý chải răng đúng cách, nhẹ nhàng và đặc biệt nên lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng và nước súc miệng cũng phải phù hợp để răng miệng khỏe là các mô mềm và men răng không bị tổn thương.

2- Sử dụng bàn lông cứng

Để có hiệu quả trong việc chải răng thường xuyên thì bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm nhằm ít gây tổn thương cho nướu răng. Bàn chải lông mềm còn hạn chế được khả năng làm men răng bị bào mòn trong quá trình chải răng. Ngoài chú ý trong lựa chọn bàn chải thì mọi người cũng nên đặc biệt chú ý tới các lựa chọn kem đánh răng. Kem đánh răng và nước súc miệng nên lựa chọn loại có nhiều fluor và canxi nhằm bồi đắp cho men răng và giúp răng chắc khỏe.

3- Làm ướt bản chải trước khi đánh răng

Thói quen nhúng bàn chải vào nước hầu như ai cũng mắc phải. Khi bạn nhúng bàn chải vào nước, các chất trong kem đánh răng sẽ trở nên loãng hơn khi đánh và tác dụng của nó giảm hẳn. Vì vậy, hãy nhớ giữ bàn chải khô trước khi đánh răng, cần lưu ý, bạn cũng không nên súc miệng quá kỹ sau khi đánh răng.

4- Đánh răng ngay sau khi ăn

Ngay từ nhỏ, chúng ta đều đã được dạy phải đánh răng ngay sau khi ăn để đề phòng sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng. Đây có vẻ là thói quen tốt để giữ răng khỏe mạnh, nhưng thực tế không phải vậy. Ngày nay, khoa học đã chứng minh, đánh răng ngay sau khi ăn là một trong những sai lầm khiến hàm răng bị tổn hại.

Theo các chuyên gia về răng miệng, chúng ta không nên đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống xong bởi đó là thời điểm răng chúng ta dễ bị hỏng nhất. Axit có trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm men răng. Nếu đánh răng vào lúc này, răng chúng ta dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn.

Ngoài ra, trong lúc ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Nước bọt có tác dụng cuốn trôi những thực phẩm còn dư thừa trong răng miệng, giúp cho khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ.

Nếu không có nước bọt, thức ăn dư thừa khó tiêu hóa hết, từ đó sẽ tạo ra nhiều mảng bám, gây hôi miệng, tạo môi trường cho sâu răng phát triển. Do đó, nếu đánh răng ngay sau khi ăn sẽ vô tình làm mất đi lượng nước bọt có lợi đó làm nguy cơ sâu răng tăng lên.

Vì vậy, hãy chờ ít nhất 1 tiếng sau khi dùng xong bữa rồi mới đánh răng để nước bọt có thời gian trung hòa axit.

Nếu việc vệ sinh răng miệng kém, không thường xuyên và không đúng cách sẽ còn sót lại các mảng bám thức ăn bám chắc trên răng. Mảng bám thức ăn tồn tại lâu dài sẽ tạo nên vôi răng. Mà vôi răng chính là địa điểm thích hợp để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Khi phát triển mạnh vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công vào men răng làm xuất hiện các lỗ nhỏ li ti trên men răng gây ra thương tổn cho men răng và bắt đầu giai đoạn đầu của bệnh sâu răng.

Răng khóc vì stress của bạn

Nghiến răng lúc ngủ là tình trạng nhai răng một cách vô ý thức. Chỉ một số nhỏ những người lâm vào tình trạng này nhận thức được hành vi của mình. “Thường là chỉ khi bạn đời của những người này kêu ca trước thì họ mới biết”, Doering nói.

Vào ban ngày, những người bị tật nghiến răng khi ngủ cũng thường nhai răng kèn kẹt mỗi khi bị stress, chẳng hạn như khi lái xe, tham gia kỳ thi, hoặc tập trung vào một nhiệm vụ nào đó.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này. Trong nhiều trường hợp, nó là do bệnh căng thẳng thần kinh hoặc khả năng kiểm soát stress kém.

 

răng bị tổn thương khi bị sử dụng như một công cụ
răng bị tổn thương khi bị sử dụng như một công cụ

 

 

Răng khóc vì bị sử dụng như một công cụ

Đôi khi, chúng ta dùng răng để làm những việc nhỏ như giật mác giá quần áo, mở gói bim bim, mở nắp lọ sơn móng tay hay rút chốt chỉnh giờ đồng hồ,… những thói quen này gây tổn thương trầm trọng cho răng.

Răng được sinh ra là để ăn nhai chứ không phải để làm vật thay thế khi bạn không rảnh tay. Khi dùng răng vào những mục đích khác, bạn đang tự đưa mình vào nguy hiểm.

Chúng ta có thể bị nứt răng, chấn thương xương hàm hoặc thậm chí là có thể vô tình nuốt phải những vật dụng đó.

 

 

 

Răng khóc do…

Bạn hãy lắng nghe những chiếc răng của mình và hãy chia sẽ cho chúng tôi kiểu khóc của răng bạn trên fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/nhakhoaqueensmile

slogan

 

Hãy để Queen Smile lau nước mắt cho Răng của bạn!

Link tham khảo: https://nhakhoaqueensmile.com/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status