Niềng răng là gì? Niêng răng vào thời điểm nào thì hợp lý? Có những cách niềng răng nào? Đó là những thắc mắc của hầu hết những ai có ý định niềng răng. Bởi vậy, cùng Queen Smile giải đáp những thắc mắc và tìm hiểu những sự thật thú vị đằng sau câu chuyện niềng răng nhé!
Nội dung
1. Niềng răng là gì? – Khái niệm không phải ai cũng biết
Niềng răng là một thuật ngữ chỉ việc sử dụng những khí cụ nha khoa với mục đích nắn chỉnh lại những chiếc răng mọc lệch, răng bị thưa, răng hô hay móm,…Nắn chỉnh răng về vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất. Để sau khi kết thúc quá trình điều trị, bạn sẽ có được hàm răng đều, đẹp, những chiếc răng về đúng vị trí mà nó cần ở, khuôn mặt của bạn cũng được điều chỉnh hài hòa hơn nhờ sự sắp xếp lại răng này.
Ngoài mục đích làm đẹp, niềng răng cũng góp phần đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
2. Những sự thật về niêng răng không phải ai cũng biết
2.1 Niềng răng không phân biệt tuổi tác?
Với kỹ thuật chỉnh nha ngày càng phát triển thì tuổi tác để thực hiện niềng răng không còn là một vấn đề lớn. Thay vào đó, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm chính là sức khỏe răng miệng và sự quyết tâm thực hiện niềng răng của từng người.
Tuy nhiên, độ tuổi đẹp nhất để niêng răng là từ 10 đến 15 tuổi. Bởi lúc đó, cấu trúc xương hàm còn đang phát triển nên tương đối mềm, dễ tác động và mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
2.2 Niêng răng chỉ vì lý do thẩm mĩ?
Chúng ta thường tìm đến biện pháp niềng răng khi có những dấu hiệu của một hàm răng thiếu thẩm mỹ. Những dấu hiệu thường gặp cho thấy bạn nên đi niềng răng bao gồm: răng mọc lệch lạc, sai thế, răng hô, móm, vẩu, răng khểnh xấu, răng mọc chen chúc, răng thưa…
Mục đích chính của việc niềng răng chắc chắn do nhu cầu thẩm mỹ bởi ai cũng muốn dành cho mình một hàm răng trắng đều cùng nụ cười tự tin. Tuy nhiên, ngoài vấn đề thẩm mĩ, niềng răng còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn tuyệt đối. Bởi khi răng có vấn đề nếu không niềng có thể mang đến những tác hại khôn lường, ngoài suy giảm chức năng ăn nhai thì còn có thể gây ra những bệnh lý răng miệng thường gặp gây nguy hiểm cho răng.
2.3 Chỉ có một phương pháp niềng răng?
Chúng ta thường nhầm tưởng rằng niềng răng chỉ có một phương pháp duy nhất. Tuy nhiên, sự thật lại không phải thế, chúng ta có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, cụ thể:
2.3.1 Niềng răng cố định:
Đây là biện pháp niềng răng truyền thống được nhiều người lựa chọn. Niềng răng cố định gồm 2 loại là niềng răng mắc cài và niềng răng với bộ giữ khoảng.
– Niềng răng mắc cài là cách niềng răng truyền thống được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất bởi độ chắc chắn mà nó mang lại. Niềng răng mắc cài hoạt động bằng cách sử dụng hệ thống các mắc cài gắn lên răng, tạo lực di chuyển răng bằng các dây cung gắn vào mắc cài. Thời gian niềng răng mắc cài thông thường từ 15-18 tháng và có thể kéo dài thêm nếu gặp trường hợp phức tạp. Đặc biệt, cũng có nhiều loại mắc cài cho bạn lựa chọn như: mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi.
– Niêng răng với bộ giữ khoảng: Đây là khí cụ nha khoa có chức năng giữ lại vị trí cho răng đã mất. Bộ giữ khoảng chủ yếu được dùng cho trẻ em đang trong độ tuổi thay răng. Sau khi răng sữa bị mất, bộ giữ khoảng sẽ giữ vị trí đó cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên, tránh tình trạng các răng xung quanh xâm lấn hết chỗ, tránh tình trạng răng sữa bị mất làm cho răng vĩnh viễn không còn chỗ để mọc.
2.3.2 Niềng răng tháo lắp
Niềng răng tháo lắp cũng là một loại niềng răng đang ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây bởi hiệu quả cao và tính thẩm mĩ mà nó mang lại.
Niềng răng tháo lắp hay còn gọi là niềng răng bằng khay niềng. Khay được thiết kế trong suốt và có thể tháo ra được dễ dàng nên rất thuận tiện cho những ai không thể thường xuyên đến gặp bác sĩ. Mỗi khay tương ứng với một giai đoạn điều trị, thông thường quá trình niềng răng phải thay từ 20-40 khay.
Mỗi cách niềng răng đều mang lại những hiệu quả và có những ưu điểm nhất định. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc xem nên chọn cách niềng răng nào thì tham khảo ngay bài viết: