Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tháo toàn bộ khí cụ niềng răng như mắc cài, đinh vít, dây cung… Tiếp đến, bạn vẫn cần tiếp tục sử dụng hàm duy trì sau niềng răng từ 6-12 tháng. Vậy hàm duy trì sau niềng là gì? Lý do vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Nha khoa Thẩm mỹ Queen Smile.
> Đọc thêm: Giá hàm duy trì trong suốt có đắt không?
Nội dung
Hàm duy trì sau niềng là gì?
Hàm duy trì được biết đến là một loại khí cụ quan trọng, được dùng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng. Nó có tác dụng giữ cho hàm răng chắc chắn, không dịch chuyển về vị trí ban đầu. Hàm duy trì giúp đảm bảo niềng răng giữ được thẩm mỹ cao và hiệu quả lâu dài.
Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng sẽ thường rơi vào khoảng 6-12 tháng, hoặc dài hơn, phụ thuộc phần lớn vào độ chắc khỏe của xương hàm và tình trạng hiện tại. Trong 4-6 tháng đầu tiên, bạn nên đeo 20 giờ mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả niềng, sau đó có thể giảm dần xuống và chỉ đeo vào buổi tối.
Phân loại hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì sau niềng răng hiện được chia thành 2 loại chính là cố định và tháo lắp, cụ thể như sau:
Hàm duy trì cố định
Hàm cố định sau khi niềng được làm từ chất liệu thép không gỉ ở dạng sợi dài, có hình giống dây cung. Bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ và gắn vào mặt bên trong răng bằng composite. Phương pháp này sẽ giúp khuôn răng cố định liên tục, ngăn chặn răng di chuyển ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, hàm cố định không áp dụng cho mọi trường hợp vì còn phải xét yếu tố khớp ngậm của mỗi người. Đồng thời, với hàm duy trì cố định thì việc vệ sinh răng miệng phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ dễ bị mắc thức ăn, dẫn đến sâu răng, hôi miệng, viêm nướu…
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì sau niềng răng loại tháo lắp có 2 loại phổ biến:
– Hàm tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt: Do được thiết kế riêng, vừa vặn với hàm và ôm khít răng, loại hàm duy trì này tạo cảm giác rất thoải mái khi dùng. Bạn có thể đeo hàm duy trì loại này trong suốt cả ngày mà không ảnh hưởng thẩm mỹ. Ngoài ra, với khả năng tháo lắp thuận tiện sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc ăn uống và vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, điều này cũng trở thành nhược điểm khi nhiều người thường quên không đeo đủ thời gian làm giảm tác dụng.
– Hàm tháo lắp bằng kim loại: Loại hàm này được làm từ thép không gỉ, ôm sát vào răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng. Người dùng có thể tháo lắp dễ dàng khi cần thiết. Do được làm từ kim loại nên độ bền sẽ tốt hơn so với các loại hàm duy trì khác. Một khuyết điểm của loại hàm này là thiết kế cồng kềnh, thanh kim loại lộ ra mỗi khi nói cười, tính thẩm mỹ kém.
Vì sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Niềng răng là cả một hành trình dài từ 1-3 năm. Trong suốt thời gian này, răng sẽ dịch chuyển liên tục để kiến tạo hàm răng như ý.
Khi tháo niềng răng, sẽ không còn rào cản nào giúp cố định răng, bởi vậy răng sẽ có xu hướng chạy về vị trí đầu tiên. Thêm vào đó, xương và dây chằng ở vị trí răng mới chưa đủ khoẻ để giữ chân răng chắc chắn. Cùng tác động ăn nhai mỗi ngày sẽ khiến răng bị xô lệch và có thể trở về vị trí ban đầu.
Hàm duy trì sau niềng răng là một giải pháp bắt buộc giúp giữ chân răng cố định tại vị trí mới. Có thể mất từ 9-12 tháng để xương, răng và nướu thích nghi với sự thay đổi mới này. Đây cũng là lý do các nha sĩ khuyến cáo nên đeo hàm duy trì liên tũn trong suốt 12 tháng.
Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng
Bạn cần chú ý một số điều sau để đeo hàm duy trì một cách hiệu quả nhất.
– Đảm bảo thời gian đeo: Bạn cần duy trì đeo hàm ít nhất 20-22 giờ/ngày và liên tục trong thời gian bác sĩ chỉ định.
– Vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng kỹ lưỡng, đồng thời dùng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn dư thừa trên răng tốt nhất. Còn hàm duy trì tháo lắp thì bạn chỉ cần sử dụng bàn chải để vệ sinh cho hàm sạch sẽ và đeo lại.
– Chế độ ăn uống: Bạn nên ưu tiên những loại thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, sinh tố,… Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn cứng, dai vì có thể làm cho hàm răng của bạn lung lay và xô cahyj về vị trí ban đầu.
– Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ: Trong suốt quá trình đeo hàm duy trì vẫn cần được theo dõi từ bác sĩ. Do đó, bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn để được kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện tại và xử lý những vấn đề phát sinh.
Trên đây là những kiến thức về hàm duy trì sau niềng răng mà Nha khoa Thẩm mỹ Queen Smile muốn gửi đến các bạn. Để hàm răng luôn giữ được tính thẩm mỹ sau niềng răng thì bạn hãy kiên trì đeo hàm duy trì theo chỉ định từ bác sĩ nhé!