Đeo hàm duy trì đúng cách như thế nào?

deo-ham-duy-tri-dung-cach

Sử dụng hàm duy trì, đặc biệt là sau khi tháo niềng là bước vô cùng quan của người niềng răng. Đeo hàm duy trì dúng cách không chỉ giúp giữ được thành quả trong suốt quá trình niềng mà còn để phòng ngừa trường hợp răng chạy lại về vị trí ban đầu. 

> Đọc thêm: Niềng răng hàm trên có được không?

Vai trò của hàm duy trì đối với người sau khi tháo niềng

Sau một khoảng thời gian dài đeo niềng phải chịu nhiều lực xiết, răng và xương hàm đều vẫn nhạy cảm. Thậm chí còn yếu hơn bình thường. Do đó, khi mới tháo niềng thì răng vẫn chưa ổn định trong xương ổ răng. Mặt khác, trong quá trình ăn nhai, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Bởi vậy mà răng dễ có xu hướng về lại vị trí mọc ban đầu. Lúc này, hàm duy trì sẽ là một dụng cụ giúp giữ nguyên kết quả niềng răng. Đồng thời giữ cho các răng được ổn định ở nguyên vị trị mới, không bị xô lệch hay sai lệch cho đến khi xương, răng và nướu đã thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng.

deo-ham-duy-tri-dung-cach
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng vô cùng quan trọng và cần thiết

Mặt khác, đeo hàm duy trì cũng làm một cách để giữ cố định răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng khi nằm vị trí mới. Quá trình đeo niềng duy trì thường kéo dài từ 9 tháng – 12 tháng nhằm đảm bảo cả răng và xương đều đã ổn định, không bị xô lệch hay dịch chuyển. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bác sĩ thường khuyên nên đeo hàm duy trì ít nhất 2 năm để đảm bảo kết quả niềng được tốt nhất.

Đeo hàm duy trì đúng cách với 4 nguyên tắc chuẩn chỉnh

Nguyên tắc 1: Tuân thủ đúng thời gian đeo hàm duy trì

Để đeo hàm duy trì đúng cách thì việc thực hiện đúng thời gian mang hàm duy trì sẽ giúp việc giữ kết quả niềng răng đạt kết quả cao nhất. Trong thời gian đầu mới bắt đầu đeo hàm duy trì thì bạn phải mang chúng 24/24 và không được tháo ra. Thời gian đeo hàm duy trì liên tục này có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Sau khoảng thời gian này thì việc đeo hàm duy trì sẽ ít hơn, không nhất thiết phải đeo 24/24 nữa. 

Ngoài ra, càng về sau thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng ít đi, số giờ đeo hàm duy trì trong ngày khoảng từ 5 – 7 tiếng hoặc hơn tùy mỗi người. Bạn có thể đeo và tháo rời hàm duy trì ra bất cứ lúc nào mà bạn muốn. 

deo-ham-duy-tri-dung-cach
Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì trong thời gian đầu sau tháo niềng

Nguyên tắc 2: Thực hiện tháo lắp hàm duy trì đúng kỹ thuật

Thực hiện đúng theo kỹ thuật tháo lắp là một nguyên tắc quan trọng giúp bạn đeo hàm duy trì đúng cách, mang lại hiệu quả. Tùy vào mỗi loại hàm duy trì khác nhau mà có các cách tháo lắp khác nhau, ví dụ:

– Nếu bạn sử dụng loại hàm gắn, vít cố định vào răng thì chỉ bác sĩ chỉnh nha mới có thể giúp bạn tháo ra lắp vào.

– Còn nếu bạn sử dụng loại khí cụ duy trì rời ra bất cứ khi nào muốn nhưng với điều kiện là bạn phải thực hiện nhẹ nhàng và đúng theo từng thao tác.

Phần lớn khí cụ duy trì chỉnh nha để được thiết kế một cách vừa khít với khuôn miệng nên nó có thể vững chắc trên khuôn miệng bạn trong điều kiện bình thường và không thể bong tróc, rơi ra ngoài.

Nguyên tắc 3: Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì

Bất cứ loại khí cụ nào khi sử dụng cho răng miệng thì đều cần phải vệ sinh sạch sẽ. Việc này không chỉ giúp việc đeo hàm duy trì đạt hiệu quả cao mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng. 

deo-ham-duy-tri-dung-cach
Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì

Nếu đeo hàm duy trì tháo lắp thì bạn hoàn toàn có thể vệ sinh sạch sẽ dễ dàng. Sau khi vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ, bạn nên lau khô bằng khăn giấy sạch. Cuối cùng là cất vào hộp bảo vệ cẩn thận để tránh những va chạm làm hỏng hóc và rơi vỡ hàm duy trì. Còn nếu đeo hàm duy trì cố định thì bạn nên dùng tăm nước để vệ sinh sạch sẽ.

Nguyên tắc 4: Tái khám đúng định kỳ

Chính thức kết thúc quá trình niềng răng là khi bạn không cần phải đeo hàm duy trì nữa. Do đó, trong thời gian hàm duy trì bạn vẫn cần phải đến nha khoa tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng răng của bạn hiện tại có gặp vấn đề hay sai lệch gì không. Từ đó để đưa ra phương án giải quyết và điều trị sớm nhất (nếu có).

deo-ham-duy-tri-dung-cach
Tái khám định kỳ

Một số lưu ý để đeo hàm duy trì đúng cách

– Khi vệ sinh hàm duy trì, bạn cần rửa với nước lạnh và sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm cùng một chút kem đánh răng để vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì. Việc này sẽ giúp làm sạch cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, hạn chế sự sinh sôi vi khuẩn làm tổn thương đến sức khỏe răng miệng. Không nên vệ sinh hàm duy trì vào nước nóng vì có thể làm hàm nhựa bị biến dạng.

– Trước khi ăn uống hay tham gia các hoạt động thể thao cần tháo hàm duy trì ra và cất vào hộp bảo quản. Đeo hàm duy trì khi ăn có thể làm vỡ, biến dạng; khi uống các thức uống có màu khiến hàm duy trì nhiễm màu mất thẩm mỹ.

Hãy lưu ý những điều trên để đeo hàm duy trì đúng cách nhé! Nếu có bất kỳ tư vấn hay thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho Queen Smile để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Chúc bạn luôn có hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status