Niềng răng là quá trình chỉnh nha kéo dài từ 18 – 24 tháng, thậm chí là hơn đối với những trường hợp khó và phức tạp. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất, người niềng cần kiên trì theo sát quy trình niềng răng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vậy có các giai đoạn niềng răng nào mà người niềng sẽ trải qua? Tìm hiểu ngay cùng Queen Smile qua bài viết sau nhé!
> Đọc thêm: Đeo hàm duy trì đúng cách như thế nào?
Nội dung
- 1 Các giai đoạn niềng răng trong quá trình niềng
- 1.1 Giai đoạn 1: Thăm khám và lên phác đồ điều trị
- 1.2 Giai đoạn 2: Vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh lý nếu có
- 1.3 Giai đoạn 3: Gắn mắc cài
- 1.4 Giai đoạn 4: Làm thẳng răng
- 1.5 Giai đoạn 5: Điều chỉnh chân răng
- 1.6 Giai đoạn 6: Đóng khoảng răng – một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng
- 1.7 Giai đoạn 7: Đóng khớp theo chiều đứng
- 1.8 Giai đoạn 8: Duy trì – một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng cuối cùng
Các giai đoạn niềng răng trong quá trình niềng
Giai đoạn 1: Thăm khám và lên phác đồ điều trị
Khám lâm sàng và tư vấn, lên phác đồ điều trị là bước đầu tiên quan trọng nhất trong niềng răng. Giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chỉnh nha về sau. Do đó, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và lên phác đồ điều trị chi tiết cho từng bệnh nhân.
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám theo các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát.
– Bước 2: Chụp phim X-Quang răng bao gồm: phim phẳng (PA Cephalometric) để quan sát tương quan 2 hàm theo chiều ngang. Sau đó là chụp phim mặt nghiêng (Lateral Cephalometric) để xác định hướng tăng trưởng của hàm. Cuối cùng là phim toàn cảnh (Panorama) để biết chính xác vị trí chân răng, bệnh lý ngầm hay răng khôn,…
– Bước 3: Chụp ảnh răng mặt trong và mặt ngoài.
– Bước 4: Khi có kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng và lên phác đồ điều trị cụ thể. Khách hàng có thể lựa chọn niềng răng mắc cài (kim loại, sứ, pha lê) hoặc niềng răng trong suốt.
Giai đoạn 2: Vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh lý nếu có
Sau khi khách hàng đã đồng ý với kế hoạch và phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình niềng răng về sau. Đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Trong trường hợp bạn gặp phải một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, hư tủy, viêm nướu, lợi,… thì bác sĩ sẽ xử lý và điều trị dứt điểm trước khi gắn mắc cài.
Giai đoạn 3: Gắn mắc cài
Đây là một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng của quá trình niềng răng. Khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ xong, bác sĩ tiến hành lấy mẫu dấu răng và gắn mắc cài.
Mắc cài là hệ thống các chốt được bằng kim loại hoặc sứ, pha lê và gắn trực tiếp lên răng. Các chốt này có thể được khóa lại bằng dây thun truyền thống hoặc khóa tự động hiện đại. Từ đó đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm thông qua cơ chế trượt trên các dây cung.
Quy trình gắn mắc cài gồm các bước sau:
– Bước 1: Sử dụng dụng cụ bằng nhựa để cố định răng trong tư thế mở xuyên suốt quá trình gắn mắc cài. Tiếp đó, bác sĩ làm khô bề mặt răng, đặt ống hút vào giúp khoang miệng khô ráo hoàn toàn.
– Bước 2: Bôi một lớp keo nha khoa lên bề mặt từng răng và gắn mắc cài lên trên.
– Bước 3: Chiếu đèn lên để làm đông đặc keo dính nhằm cố định chắc chắn mắc cài trên răng.
– Bước 4: Sử dụng dây cung đầu tiên để đi trên các mắc cài.
Giai đoạn 4: Làm thẳng răng
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ dùng lực để siết trên mắc cài và dây cung để tạo lực kéo cho các răng dần dịch chuyển và thẳng hàng. Giai đoạn làm thẳng răng thường kéo dài từ 2 – 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào tình trạng răng của mỗi người.
Giai đoạn 5: Điều chỉnh chân răng
Sau khi răng đã thẳng hàng, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh chân răng bằng cách dùng dây cung để tạo lực dịch chuyển chân răng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 4 tháng và sau khoảng thời gian này trục răng sẽ chuẩn hơn.
Giai đoạn 6: Đóng khoảng răng – một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng
Khi trục răng và chân răng đã được điều chỉnh tương đối đều hơn so với lúc ban đầu thì sẽ chuyển sang giai đoạn đóng khoảng răng. Đóng khoảng răng có thể giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí như dự tính trong phác đồ, răng sẽ trở nên đều và khít hơn. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 tháng hoặc tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Đặc biệt, đây là một trong các giai đoạn niềng răng giúp bạn quan sát rõ được những sự thay đổi của khuôn mặt và răng.
Giai đoạn 7: Đóng khớp theo chiều đứng
Để đảm bảo chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ gắn chun liên hàm (chun gắn hàm trên xuống hàm dưới theo chiều thẳng đứng). Mục đích của việc này là để hai hàm tiếp xúc được với nhau, điều chỉnh khớp cắn về vị trị chuẩn. Giai đoạn thường diễn ra trong vòng 2 – 8 tuần.
Giai đoạn 8: Duy trì – một trong các giai đoạn niềng răng quan trọng cuối cùng
Có thể nói đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và là bước cuối cùng của quá trình chỉnh nha. Sau khi tháo niềng, bạn cần tuân thủ thực hiện các hướng dẫn về đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cố định các răng đã dịch chuyển bằng hàm duy trì để đảm bảo răng không “chạy” lại vị trí cũ. Lúc này, bạn sẽ đeo khí cụ hàm duy trì với thời gian và mỗi người khác nhau tùy vào từng trường hợp niềng răng chỉnh nha.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin hơn về quá trình cũng như các giai đoạn niềng răng cụ thể. Nếu đang gặp các vấn đề về răng, hãy đến Queen Smile để được thăm khám tư vấn miễn phí và lấy lại hàm răng chắc khỏe, đều đẹp tự tin nhé!