Bọc răng sứ xong bị ê buốt – Nguyên nhân và cách khắc phục?

 

Bọc răng sứ xong bị ê buốt là trường hợp thường gặp ở hầu hết mọi người khi bọc sứ. Nhưng đừng lo cảm giác này sẽ qua đi nhanh. Và bạn có thể sinh hoạt, ăn nhai như bình thường.

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

 

Bọc răng sứ và những điều cần biết.

khách hàng răng sứ thẩm mỹ 12

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng hiện nay. Dễ hiểu là “thay áo mới” cho những bộ răng có khuyết điểm. Như ố vàng, sỉn màu, nhiễm kháng sinh, sứt, mẻ, vỡ, thiểu sản men…. Bác sĩ sẽ mài đi lớp men xung quanh thân răng rồi chụp 1 chiếc răng sứ mới vào vừa khít với răng cũ.

Chiếc răng sứ mới sẽ có màu sắc và kiểu dáng theo mong muốn của khách hàng. Thông thường, bạn chỉ cần mất khoảng 2 – 3 ngày là đã sở hữu nụ cười trong mơ.

Tuổi thọ của răng sứ sẽ có thể kéo dài từ 10 -20 năm hoặc lâu hơn. Tuổi thọ của răng còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Và quá trình chăm sóc khách hàng sau đó.

Bọc răng sứ xong có bị ê buốt hay không phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố:

  1. Tay nghề và chuyên môn của bác sĩ
  2. Chất lượng răng sứ thẩm mỹ
  3. Quy trình thực hiện bọc răng sứ

Ê buốt răng sau khi bọc răng sứ không phải không có. Và ở mỗi người cấp độ ê buốt cũng khác nhau. Có người ê ê, có người ê buốt khi ăn nhai, ăn đồ nóng lạnh. Có người đau ê buốt răng kéo lên đau đầu, có người thời tiết thay đổi. Gió lạnh lùa vào khoang miệng cũng có thể làm ê buốt răng. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ê buốt răng để có phương án điều trị hợp lý. 

Bọc răng sứ bị ê buốt có thể xuất phát nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do răng quá nhạy cảm, khớp cắn bị tổn thương. Bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật, răng sứ kém chất lượng… 

Nguyên nhân răng ê buốt sau khi bọc sứ.

Việc ê buốt sau khi mài răng sứ là một phản ứng bình thường. Và sẽ hết hoàn toàn sau 2 – 3 ngày. Nhưng nếu nó kéo dài lâu hơn và ngày càng nặng. Thì đó là dấu hiệu bọc răng sứ bị hư hỏng gây ra các cơn đau răng, ê răng,…

Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

Do răng nhạy cảm

Những người bẩm sinh sở hữu men răng yếu khi có lực tác động từ bên ngoài. Như việc mài răng bọc sứ sẽ dễ gây cảm giác đau nhức cho răng.

Tổn thương khớp cắn

Tổn thương khớp cắn còn được gọi là sang chấn khớp cắn. Do trong quá trình bọc răng sứ, khớp cắn không được điều chỉnh tốt. Và bị chênh lệch giữa hàm trên, dưới.. Kết quả là khi ăn nhai, răng bị va đập và lực nhai dồn lên chân răng gây ê buốt. Những cơn đau buốt xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn xong. Thậm chí cơn đau có thể lan lên đầu, lan sang tai, má và gây sốt.

Bác sĩ tay nghề kém

Sau khi bọc răng sứ bị nhức và kéo dài. Là một hậu quả điển hình của việc bác sĩ thực hiện có tay nghề yếu, ít kinh nghiệm. Quá trình gắn mão răng sứ không đúng kỹ thuật. Khiến cho răng sứ bị chênh, cộm khi ăn nhai. Vì tác động lực không đều sẽ khiến cùi răng bị va đập mạn. Và bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Ngoài ra, nếu bác sĩ mài răng quá sâu thì răng không chỉ đau nhức, ê buốt. Mà còn dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm tủy… Tệ hơn là răng thật bị yếu dần và mất đi chức năng ăn uống.

Răng sứ kém chất lượng

Một số loại răng sứ có chi phí thấp nhưng chất lượng kém. Dễ bị mài mòn và không thể cách nhiệt. Nên khi ăn những đồ quá nóng hay quá lạnh sẽ dẫn đến bị ê răng sứ. Hoặc răng sứ có độ bám dính kém và dễ rơi ra ngoài. 

Cách chăm sóc sau khi bọc sứ để tránh tình trạng ê, buốt.

Sau khi bọc răng sứ để giảm thiểu hiện tượng ê buốt, khó chịu. Cũng như chiếc răng được bền với thời gian. Thì các bạn nên chú ý tới quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Hãy lưu ý một số những vấn đề sau đây:

  1. Cần phải lưu ý về việc đánh răng hai lần một ngày với bàn chải lông mềm. Khi chải răng nhớ thật nhẹ nhàng và vệ sinh kỹ lưỡng vùng kẽ răng nhé.
  2. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và dùng nước súc miệng để loại bỏ hết vi khuẩn.
  3. Cần phải thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần.
  4. Nên có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn cắp đồ ăn quá cứng, quá dai. Sẽ dễ làm tổn thương cùi răng bên trong. Tốt nhất bạn nên sử dụng thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

 Ngoài ra các bạn nên chọn cho mình một nha khoa uy tín. Có các bác sĩ tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm. Để tránh khỏi “tiền mất tật mang” khi bọc răng sứ.

Nha khoa thẩm mỹ QUEEN SMILE luôn cố gắng hết mình vì nụ cười khách hàng. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status