Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?

rang-su-bi-e-buot-phai-lam-sao

Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao? Có rất nhiều trường hợp bọc răng sứ xong bị ê buốt, khó chịu. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bọc răng sứ xong bị ê buốt kéo dài thì cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt sau bọc sứ

Trong 1 – 2 tuần đầu sau khi bọc răng sứ, có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu. Đó là điều rất bình thường vì mão răng sứ chưa thích nghi với môi trường khoang miệng, do đó có thể gây ra phản ứng kích thích. Từ đó dẫn đến răng bị ê buốt, khó chịu. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy đau nhức và ê buốt nặng, kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay nhé!

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng sứ bị ê buốt, khó chịu:

Nướu răng chưa kịp thích nghi

Sau khi bọc sứ, nướu răng vẫn chưa kịp thích nghi với chất liệu mới nên có thể sẽ xảy ra tình trạng ê buốt nhẹ. Tình trạng này sẽ chấm dứt hoàn toàn sau 1 – 2 tuần khi mà nướu đã thích nghi hoàn toàn với răng sứ.

rang-su-bi-e-buot-phai-lam-sao
Răng sứ chưa tương thích với nướu

Tủy răng chưa được điều trị triệt để

Trường hợp bị viêm tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khỏi hoàn toàn trước khi bọc sứ. Nếu không điều trị triệt để tình trạng viêm tủy mà vẫn lắp mão răng sứ vào thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, ê buốt kéo dài.

Răng sứ bị lắp sai lệch, không chuẩn khớp cắn

Bác sĩ tay nghề non hoặc không có kinh nghiệm thì dễ lắp mão răng sứ lệch so với khớp cắn. Hoặc răng sứ lắp không khít, vẫn lộ chân răng thì khi ăn nhai, lực sẽ bị dồn lên thân răng sứ, làm tăng áp lực lên chân răng thật và gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. 

Keo nha khoa bị lỏng

Mão sứ và răng thật sẽ được gắn kết với nhau bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra sai sót, phần keo này rất dễ bị lỏng và rò rỉ ra bên ngoài khiến răng bọc sứ bị ê buốt.

Sử dụng răng sứ kém chất lượng

Những loại răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

rang-su-bi-e-buot-phai-lam-sao
Bọc răng sứ kém chất lượng gây ra tình trạng hở chân răng và ê buốt

Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao?

Bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao? Đây là câu hỏi nhiều khách hàng đặt ra sau khi bọc răng sứ. Trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp tình trạng ê buốt, đau nhức được thuyên giảm:

– Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể sử thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giúp giảm bớt sự khó chịu. Trường hợp bác sĩ nha khoa có kê đơn thuốc giảm đau, bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Hãy đánh răng 2 lần mỗi ngày sáng và tối. Sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để lấy những thức ăn thừa dính trên răng ra ngoài và súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Những việc này sẽ giúp ạn chế tình trạng ê buốt do viêm nhiễm răng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha 2 thìa muối ăn vào nước ấm và khuấy đều cho tan muối là có thể súc miệng được.

– Chườm đá

Đá có khả năng làm giảm đau tạm thời hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một ít đá đặt vào khu vực gần răng sứ. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vị trí răng sứ bởi có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

rang-su-bi-e-buot-phai-lam-sao
Chườm đá giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng

Nếu sử dụng các cách trên mà tình trạng ê buốt vẫn chưa được thuyên giảm, hãy đến nha khoa gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc răng đúng cách sau bọc sứ

Để hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng cũng như là kéo dài tuổi thọ của răng sứ. Các bác sĩ của Queen Smile khuyên bạn nên thường xuyên thực hiện các chỉ định sau đây:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng nhẹ nhàng sau khi ăn từ 2-3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Sau khi ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dư thừa bám trên răng. Đồng thời súc miệng bằng nước chuyên dụng hoặc nước muối để tăng khả năng làm sạch răng.

– Hạn chế ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt là không nên uống nước lạnh, đồ uống có ga và có màu.

– Nên ăn những thực phẩm mềm như các loại rau củ, quả, súp, cháo,… sau khi bọc răng sứ.

– Massage vùng nướu theo chiều xoay tròn để tăng lưu thông máu giúp mô nướu răng trở nên hồng hào, chắc khỏe

– Nên hình thành thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và điều trị bệnh lý (nếu có).

> Đọc thêm: Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng sâu?

Như vậy, bài viết trên nha khoa Queen Smile giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ bị ê buốt phải làm sao. Để đảm bảo hiệu quả bọc răng sứ và tránh được tình trạng ê buốt, khó chịu kéo dài, hãy chọn nha khoa uy tín để làm răng sứ thẩm mỹ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Messenger DMCA.com Protection Status